Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Công Nghiệp - Industrial

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) với cảm hứng từ sự hoang sơ, dang dở, chưa hoàn thiện, lồng ghép vào đó sự tiện nghi, sự cá tính của con người thời hiện đại, để làm nên một ý tưởng nội thất tuyệt vời.
 

 

Phong cách nội thất công nghiệp lấy cảm hứng từ sự hoang sơ
 
 
Khác biệt hoàn toàn với những phong cách khác, phong cách công nghiệp chọn cho mình một hướng đi mới, độc đáo và mới lạ hơn. Thay vì chỉn chu hơn, cố gắng tạo ra những mặt tường bằng láng, những mảng sơn màu đẹp mắt thì phong cách này lại theo đuổi nét đẹp thô sơ của một kiến trúc chưa được hoàn thiện. Những bức tường xây thô hay phần trần không được tô, trát trở thành những điểm nhấn không thể đặc biệt hơn trong những không gian nội thất ứng dụng phong cách công nghiệp.
Không giống với phong cách cổ điển, tân cổ điển có nguồn gốc xuất thân khá cao quý, từ kiến trúc hoàng gia, từ những công trình vĩ đại, được yêu mền bởi sự cầu kỳ và sang trọng, trong khi đó phong cách công nghiệp có xuất thân khá giản dị, chính từ những công xưởng bỏ hoang, được người dân tái chế thành những căn hộ tiện nghi.
 

 

 

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp có nguồn gốc từ sự tái tạo những công xưởng bỏ hoang
 

Đặc trưng về vật liệu và nội thất:

Yếu tố giúp bạn dễ dàng phân biệt phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (industrial) và những phong cách khác chính là những vật liệu và nội thất rất đặc trưng như:
  • Tường gạch thô sơ hoặc bê tông trần
  • Sàn nhà bằng bê tông thô hoặc gỗ
  • Trần nhà để hở với dầm và đường ống
  • Sử dụng vật liệu kim loại, sắt, thép cho phần cửa, cầu thang, tay vịn…

 

Thiết kế trần nhà để hở với dầm và đường ống

 

Tiết chế trong trang trí

Không gian mở, rộng rãi và hạn chế các vật dụng trang trí giúp điểm nhấn của không gian công nghiệp được tập trung hơn. Hệ thống chiếu sáng có thiết kế theo kiểu công nghiệp, cũng là một phần quan trọng giúp hoàn thiện phong cách.
Hình khối cứng cáp thường xuất hiện trong các kiểu dáng của nội thất và vật dụng trang trí. Tuy nhiên nó không theo một khuông mẫu nhất định nào, chỉ đơn thuần dựa trên sự sáng tạo và hài hòa của thiết kế.
 

Mang vẻ đẹp bụi bặm và mới lạ vào không gian
 

Đặc trưng về màu sắc

Tông màu tối được ưu ái hơn trong phong cách thiết kế này. Màu sắc tự nhiên và truyền thống của vật liệu cũng trở thành những tone màu chủ đạo gây ấn tượng mạnh với người nhìn. Những tone màu phổ biến nhất gồm: màu trầm của gỗ, sơn đen của kim loại, sắc đỏ của gạch nung, xám của bê tông…

 

Nội thất bằng gỗ và kim loại màu xám giới thiệu sự hiện đại
 

Những ý tưởng nội thất nhà đẹp theo phong cách công nghiệp

Trong những xu hướng mới, phong cách công nghiệp luôn được gắn liền với sự tự do, không có khuôn mẫu cố định nào cho cách thức tiến hành. Tất cả tùy thuộc vào các đặc điểm sẵn có của từng công trình cụ thể, tính cách gia chủ và sự sáng tạo của người thiết kế. Những ý tưởng dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó.
 

 

Phòng khách đơn giản không trang trí cầu kỳ
 

 

Phòng bếp tự nhiên, gần gũi với bức tường gạch thô sơ
 

 

Tone màu trắng và xám chồng lên nhau giữa cửa và tường
 

 

Trang trí phòng khách với tone màu nâu tự nhiên của sàn gỗ
 

 

Khu vực bếp ấm cúng, hiện đại với nội thất gỗ và kim loại
 

 

Thiết kế trần nhà để lộ khung sắt và đường ống
 

 

Sắc đỏ của gạch tạo điểm nhấn cho không gian
 

 

Sự kết hợp giữa bức tường bằng gạch và bê tông
 
Để tạo nên một không gian với phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial hoàn hảo, ngoài ý tưởng thiết kế, quan trọng hơn hết chính là kỹ thuật thi công. Với sự phô bày các chi tiết trong khâu hoàn thiện phần thô và hệ thống dầm, trần, đường ống, rất dễ tạo nên sự hỗn loạn, rối rắm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu không có giải pháp thi công và bố trí hợp lý.
Hình ảnh: Sưu tầm